Chú thích Thiếu sinh quân Việt Nam Cộng hòa

  1. Chữ viết tắt của tiếng Pháp: Ancient Enfant de Troupe.
  2. Còn gọi là Đội Thiếu sinh quân.
  3. Về sau là nơi đặt Tổng nha Cảnh sát Quốc gia.
  4. Năm 1970 Bộ Giáo dục Quốc gia VNCH đổi tên gọi các lớp thuộc hệ Trung học đệ nhất cấp (nay là Trung học Cơ sở) thành lớp 6, 7, 8 và 9. Qua năm 1971 đổi tên các lớp thuộc hệ Trung học đệ nhị cấp (nay là Trung học Phổ thông) thành lớp 10, 11 và 12.
  5. Trường hợp những học viên thi không đậu Tú tài phần II, sẽ được gửi đi thụ huấn ở trường Võ khoa Thủ Đức. Tuy nhiên, khi ra trường dù cũng mang cấp bậc Chuẩn úy như những tân sĩ quan trừ bị khác nhưng được hưởng quy chế sĩ quan hiện dịch. Vì Trường Thiếu sinh quân được theo quy chế đào tạo giống như các Trường Võ bị. Do đó, các cựu TSQ khi phục vụ trong quân đội, dù ở cấp bậc nào vẫn là một quân nhân chuyên nghiệp.
  6. Các giai đoạn: chuẩn bị, 1 và 2 mỗi năm các học viên phải học 128 giờ, riêng giai đoạn 3 số giờ học sẽ tăng lên tuỳ thuộc vào các bài học quân sự được phổ cập theo từng thời điểm.
  7. Trường Thiếu sinh quân đã đào tạo được:
    -48 huyền đai đệ nhất đẳng
    -1.616 đai nâu từ cấp IV đến cấp I
    -237 đai xanh của môn võ Thái cực đạo.
  8. Trung tá Nguyễn Ngọc Ánh sinh năm 1939.
  9. Trường Võ bị Địa phương Cap Saint Jacques còn gọi là Trường Võ bị Địa phương Nam Việt, tọa lạc ở Vũng Tàu
  10. Đại tá Phan Như Hiên, sinh năm 1932 tại Chợ Lớn.
  11. Xuất thân từ trường Sĩ quan.
  12. Cấp bậc khi nhậm chức.
  13. Đại tá Nguyễn văn Bích, sinh năm 1926 tại Bắc Giang.
  14. Đại tá Nguyễn Văn Ưng, sinh năm 1918 tại Thủ Dầu Một.
  15. Đại tá Hồ Nhựt Quan, sinh năm 1928 tại Long An. Là con trai của nhà giáo yêu nước Hồ Văn Ngà